Gần đây khái niệm luật công bằng tài chính trong bóng đá được nhắc đến rất nhiều. Vậy luật này có ý nghĩa gì? Và nó sẽ tác động như thế nào đến nền bón đá thế giới? Cùng tìm hiểu với JBO.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?
Luật công bằng tài chính trong bóng đá được đưa ra vào năm 2009. Luật này được khởi sướng bởi cựu chủ tịch UEFA ông Michel Platini và các đồng sự. Mục đích ra đời của luật là đem đến môi trường minh bạch, công bằng giữa những CLB bóng đá ở châu Âu.
Theo luật này thì các câu lạc bộ phải công khai ngân sách tài chính của mình. Các thông tin về chuyển nhượng, mua bán cầu thủ đều phải công khai, minh bạch.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá có hiệu lực chính thức từ 1/6/2011. Thời điểm ra mắt luật đã tác động rất lớn đến nền bóng đá của châu Âu. Luật còn quy định thêm là các câu lạc bộ đang gặp vấn đề về tài chinh sẽ không được tham dự cúp châu Âu.
Luật công bằng tài chính có điều khoản chính gì?
Điều khoản chính trong luật như sau:
“Theo điều luật về công bằng tài chính, một câu lạc bộ tại UEFA sẽ được phép lỗ tối đa 45 triệu euro trong một mùa giải trong vòng 3 năm từ 2011 đến 2013 và giảm xuống 30 triệu euro từ 2014 đến 2017.
Nếu một câu lạc bộ bóng đá bất kỳ bị thâm hụt lên đến 100 triệu euro trong các thương vụ mua bán, chuyển nhượng cầu thủ của mình thì đội bóng đó sẽ bị đưa vào trường hợp S.O.S cảnh báo đáng báo động. Từ đó ICFC – ủy ban kiểm soát tài chính các câu lạc bộ sẽ có nhiệm vụ giám sát cũng như yêu cầu một sự đảm bảo tài chính từ câu lạc bộ đã vi phạm.”
Vì sao phải có luật công bằng tài chính?
Trên thực tế giữa các câu lạc bộ luôn có sự chênh lệch về tài chính. Tài chính không cân bằng dẫn đến thi đấu cũng không cân bằng. Bởi lẽ những CLB có tiền sẽ chi trả để mua các cầu thủ giỏi từ những đội bóng khác để xây dựng đội hình mạnh, áp đảo các CLB khác.
Từ đó khiến cho trình độ giữa các đội bóng bị chênh lệch lớn. Đội thì quá yếu đội lại qía mạnh tác động trực tiếp đến kết quả giải đấu. Vì chưa cần thi đấu cũng biết đội nào thắng đội nào thua.
Thế nên cần có luật công bằng tài chính trong bóng đá để hạn chế vấn đề này. Đồng thời luật sẽ hạn chế các đội bóng chi tiếu khủng “vung tay quá trán” vượt qua số tiền mà họ kiếm được dẫn đến mất cân bằng tài chính. Bộ luật này ra đời cũng giúp các câu lạc bộ thiết lập được nền tảng tài chính vững chắc mà cũng không làm các giải đấu mất đi tính hấp dẫn.
Bất cập trong luật công bằng tài chính
Mặc dù được đánh giá cao nhưng luật công bằng tài chính trong bóng đá vẫn có một vài điều bất cập như:
Không giảm khoảng cách sức mạnh tài chính giữa các CLB
Cho dù các đội bắt buộc phải tiêu đúng với số tiền mà mình kiếm được. Nhưng những đội “đại gia” vẫn có nguồn doanh thu khủng. Thế nên họ lại tiếp tục mua cầu thủ giỏi, sức mạnh các đội vẫn cứ chênh lệch. Nhiều người cho rằng luật này dường như còn nêu rõ được khoảng cách chênh lệch giữa đội giàu và ngoài nhiều hơn. Khoảng cách chênh lệch về tài chính giữa các đội ngày càng mở rộng.
Án phạt còn nhẹ chưa đủ tính răn đe
Rất nhiều án phạt đã đưa ra kể từ khi có luật nhưng vẫn không đủ sức răn đe. Điển hình như vụ việc câu lạc bộ lớn như Manchester City vi phạm. Nhưng mức án xử chỉ là nộp phạt 49 triệu Bảng. Con số này quá nhỏ không thấm vào đâu so với câu lạc bộ có tiềm lực tài chính khủng như Manchester City.
Vì thế sau khi xử phạt xong các đội mạnh vẫn tiếp tục phạm lỗi và làm theo những gì mình muốn. Ngược lại với các câu lạc bộ kinh tế khó khăn mức phạt quá lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đội bóng.
Khó đạt được sự công bằng, rõ ràng
Không tạo nên sự công bằng, các cầu thủ giỏi luôn muốn đến những câu lạc bộ mạnh, giàu có. Và quyền đi hay ở hoàn toàn do họ quyết định. Vì thế nếu câu lạc bộ mạnh muốn mua thì họ sẽ chuyển sang thôi. Còn câu lạc bộ tài chính eo hẹp bán cầu thủ kiếm được khoản tiền khủng thì tại sao lại không làm chứ.
Đi tìm giải pháp cho luật công bằng tài chính trong bóng đá
Như đã nói luật công bằng tài chính trong bóng đá còn rất nhiều bất cập. Vì thế cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để khắc phục. Có thể học hỏi theo quy tắc 50+1 của bóng đá Đức. Nghĩa là câu lạc bộ do các thành viên hội đồng quản trị và người hâm mộ làm chủ.
Vì thế các CLB sẽ không thể nhận những khoản đầu tư quá lớn hay bị chi phối bởi các ông chủ nước ngoài. Nhờ thế ngăn chặn được việc CLB phải chịu gánh nặng tài chính từ các nhà đầu tư.
Quy tắc này tập trung vào lợi ích của các đội bóng chứ không phải vì mục đích tối đa hóa được lợi nhuận.
Qua bài viết trên hy vọng anh em đã hiểu rõ về luật công bằng tài chính bóng đá.