DOTA 2: Sự khác nhau giữa Carry, Semi-Carry và Carry hạng nặng – Hard Carry là gì?

Phân biệt được các loại Carry này sẽ cho bạn biết các Carry này cần farm bao nhiêu để trở nên mạnh mẽ và họ thể hiện tốt đến đâu với lượng trang bị và cấp độ đó.

Semi-Carries

Có rất nhiều những vị tướng loại này trong trò chơi. Cũng như những semi-support, những vị tướng không phải hỗ trợ thuần, cũng có thể theo lối chơi này nếu được farm và ăn mạng tốt.

Semi-carry đạt được ngưỡng sức mạnh của mình sớm nhưng sẽ dần dần mất ưu thế trước những carry thật sự. Trừ khi họ có thể duy trì được lợi thế về tiền và kinh nghiệm.

Thông thường, semi-carry bị hạn chế về tốc độ đánh hoặc thiếu những kỹ năng bị động mà sẽ biến họ thành những carry thật sự

Ví dụ: Death Prophet, Night Stalker, Clockwerk,…

Hard Carry

Có rất ít tướng được xem là Carry hạng nặng. Những vị tướng này có khả năng áp đảo về cuối trận nếu có đủ lượng trang bị cần thiết.

Họ thường có những kỹ năng bị động mạnh mẽ và kỹ năng trốn thoát theo một kiểu nào đó. Tuy nhiên, Hard Carry cần RẤT NHIỀU tiền và sẽ dành hết thanh xuân chỉ để farm mà thôi.

Phần còn lại của đội phải duy trì thế trận đến khi họ đủ mạnh mẽ để tham gia giao tranh.

Ví dụ: Anti-Mage, Faceless Void, Spectre.

Carries

Đâu đó giữa 2 loại trên,những carry khác nhau có các ngưỡng sức mạnh ở từng thời điểm khác nhau của trận đấu tùy thuộc vào lượng farm và kinh nghiệm.

Một số carry thì mạnh từ đầu chí cuối trong khi số khác thì có khả năng gank tốt hay có khả năng mở giao tranh hoặc thậm chí là áp đảo so với các carry khác
Ví dụ: Ursa, Huskar, Juggernaut

Rồi, biết về các loại Carry rồi, giờ chơi sao đây?

Trận đấu là một cuộc đua giữa các carry. Họ không chỉ cần trở nên khỏe và mạnh mẽ, họ còn phải làm điều đó nhanh hơn kẻ địch.

Kỹ năng chính mà bạn cần phải tốt khi đánh carry là last hit, nhát kết liễu để ăn lính.

Nếu bạn không thể last  hit tốt, bạn sẽ gặp khó khăn. Để làm tốt thì chỉ có 1 cách là tập, tập nữa, tập mãi mà thôi.

Kỹ năng tiếp theo là biết lúc nào nên cố rướn để ăn mạng và lúc nào nên lùi về.

Bạn muốn có mạng mọi lúc có thể. Nó cho bạn một lượng lớn tiền và kinh nghiệm nhưng chết đi sẽ khiến bạn chậm lại nhiều hơn.

Tiếp, bạn cần hiểu sâu biết rộng về các loại trang bị phù hợp với mình.

Chắc chắn rồi, bạn cần phải biết những trang bị thường được lên cho vị tướng của mình. Nhưng bạn cũng nên hiểu những món khác để có thể mua những món hợp lý tùy theo từng trường hợp.

Lấy ví dụ, vị tướng bạn chơi hiếm khi phải lên Black King Bar. Nhưng nếu đối đầu với đội hình nhiều kỹ năng sát thương và khống chế thì nó sẽ rất cần thiết đấy

Đừng lên đồ mãi một kiểu nữa, tập ứng biến đi!

Kỹ năng cuối cùng, và cũng quan trọng nhất. Ứng biến với các giao tranh điên cuồng mà sẽ quyết định chiều hướng của trận đấu. Bất kể bên nào thua cũng phải đếm số lâu dài chờ hồi sinh trong khi nhà thì bị hủy từng căn một.

Là một carry, bạn phải biết nên nhắm vào ai, nên dùng kỹ năng lúc nào để đạt hiệu quả tốt nhất và khi nào thì bạn sẽ thắng hoặc thua trong một giao tranh.

Bạn là nguồn sát thương chính của toàn đội đấy và họ sẽ giúp bạn để tối đa hóa lượng sát thương nó. Nhưng, nó vẫn là trách nhiệm của bạn.

Mục nhập này đã được đăng trong DOTA2. Đánh dấu trang permalink.