DOTA 2: Nghệ thuật chiến trận (P3) – Vai trò và vị trí của bạn trong trận đấu

Vai trò của một vị tướng – vị trí của họ

Tempo của một vị tướng được định hình bởi vai trò của họ. Không phải đâu, ngược lại thì đúng hơn. Vai trò của một vị tướng được quyết định bởi tempo của họ.

Có 5 vai trò chính trong DOTA 2, sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 5

VAI TRÒ:

  1. Safelane Carry

  2. Mid Lane Carry

  3. Offlane

  4. Greedy Support

  5. Hard Support

Kết quả hình ảnh cho roles dota 2

Nếu sắp xếp theo thứ tự như thế này, số càng nhỏ thì càng cần ưu tiên farm hơn. Vì thế, những chủ lực từ 1-3 là những người thường farm trong giai đoạn đầu của trận đấu, trong khi số 4 và 5 thì phải cố nhường lính hết mức có thể để những “nguồn sát thương” này có thể làm tốt vai trò của mình trong trận đấu. Sự ưu tiên farm như một lời huyết thệ linh thiêng với người chơi vậy. Có bao giờ bạn vô tình last hit “hộ” một con lính và bị spam ping trong 30 giây liên tục chưa? Lý do đó.

Nhưng có một vài ngoại lệ ở đây. Có một số đội vận hành theo hướng để người chơi đường giữa là vị trí số 1. Nhưng để cho đơn giản thì đây là những vai trò và vị trí mà chúng ta sẽ sử dụng. Bạn sẽ để ý là tôi không nhắc đến người đi rừng trong danh sách trên. Đi rừng là một khái niệm phức tạp hơn nhiều mà tôi không muốn đào sâu vào ít nhất là trong bài viết này nên tôi sẽ coi như nó không tồn tại nhé. Nhiều trận chúng ta cũng làm vậy mà, phải không?

Kết quả hình ảnh cho roles dota 2

Đại ý ở đây là, tempo càng nhanh, số chỉ vị trí càng lớn, càng ít được farm.

Tướng hỗ trợ ở vị trí số 4 và 5 thường mạnh ngay từ đầu hơn vị trí offlane số 3 thường cần chút thời gian để mạnh. Rồi đến vị trí số 1 và 2, thường cần khoảng 20-30 phút farm để thật sự có tiếng nói trong giao tranh.

Vì đây là một bài hướng dẫn chung cho tất cả các vai trò, mọi vị tướng trong DOTA được đánh giá bằng những con số từ 0-3 trong thẻ tướng để chỉ ra rằng những vị tướng đó thường được sử dụng như thế nào.

Hai hạng mục mà chúng ta muốn tập trung ở đây là Hỗ trợ và Carry. Tướng Hỗ trợ rõ ràng là được đánh giá ít nhất là 1 trong bảng hỗ trợ, số càng lớn thì chất tướng càng thiên về hỗ trợ và tempo của họ cũng càng nhanh.

Kết quả hình ảnh cho roles dota 2

Những vai trò khác thì khó đặt hơn một chút. Cả đường giữa và carry thường có đánh giá ít nhất là 1 trong bảng carry. Thông thường, được đánh giá càng cao thì vị tướng đó càng thường được chơi ở vị trí số 1, nhưng có một số vị tướng đường giữa cũng có chỉ số đánh giá carry cao, và một số carry khác thì được chơi ở vị trí đường giữa.

Rồi chúng ta có offlane. Người đi offlane thường không phải Hỗ trợ hay carry và thay vào đó thường là những vị tướng có khống chế và khả năng mở giao tranh. Những vị tướng này thì không thật sự cần quá nhiều farm, họ chỉ cần farm đủ để có những trang bị cần thiết phục vụ cho khả năng mở giao tranh như Blink Dagger là đã có thể tham gia giao tranh rồi.

Mục nhập này đã được đăng trong DOTA2. Đánh dấu trang permalink.