LMHT: THRESH vs BLITZCRANK – Ai sẽ là vị tướng hỗ trợ kéo tốt nhất (Phần 2)

(JBO 247) Hẳn rằng những người chơi LM ở vị trí hỗ trợ đều biết đến hỗ trợ dạng kéo như Noutilus, Pyke.. hiện nay đang thống trị đường dưới với sát thương và tạo đột biến rất tốt. Tuy nhiên nếu như Pyke thiên nhiều về sát thương mục tiêu, Noutilus thiên về khả năng chống chịu và giao tranh là hai vị tướng có sức mạnh phụ thuộc vào khả năng kéo, chiêu Q của họ mà thôi. Từ lâu, đây cũng là hai vị tướng có nhiều highlight bật nhất trong vị trí hỗ trợ của LMHT. Chính nhờ hai vị tướng này mà bây giờ mới xuất hiện nhiều vị tướng kéo tương tự khác. Và nếu như đặt lên bàn cân thì Blitzcrank và Thresh thì ai mới là vua kéo đường dưới?

(Tiếp theo)

Nếu như các hai cú kéo của hai vị tướng này khá cân bằng thì ta cùng so sánh rộng ra một chút cụ thể là lối chơi của Blitzcrank và Thresh xem thử ai ưu thế hơn nha.

Blitzcrank được xây dựng theo thiên hướng bắt lẻ nên các kĩ năng còn lại cũng ăn nhập theo thiên hướng này. W của Blitzcrank gia tăng tốc độ di chuyển cực lớn, giảm dần theo thời gian và đảm bảo rằng Blitzcrank theo kịp con mồi để có thể  tung ra cú kéo chí mạng. E tăng sát thương gấp đôi kèm đòn hất tung lên trời giúp Blitzcrank khống chế được ối thủ sau khi khống chế thành công. Chiêu cuối với lượng sát thương diện rộng lớn kèm câm lặng kẻ địch trong 0,5s là mảnh ghép cuối cùng của Blitzcrank trong việc gây sát thương và khống chế con mồi trong giao tranh.

Blitzcrank có thể kéo lại, đấm lên trời và bật chiêu cuối tạo ra một chuỗi liên hoàn sát thương kèm khống chế lên đối thủ trong thời gian ngắn. Hỗ trợ đồng đội tiêu diệt con mồi nhanh chóng hơn. Hoặc cũng có thể bức tốc lao vào giao tranh, dùng chiêu cuối rồi mới xác định con mồi kéo lại và đấm lên trời. Theo hướng nào cũng nhanh gọn lẹ và dễ dàng bắt gọn mục tiêu cả .

Tuy nhiên vào những giao tranh lớn, ngoài chiêu cuối ra các kĩ năng còn lại của Blitzcrank chỉ là kĩ năng đơn mục tiêu, tính phòng thủ không cao và khó gây được nhiều sự ảnh hưởng trong combat. Vậy nên nhiều lúc bạn chỉ thấy được người máy hơi nước chạy loanh quanh kéo và đấm người khác trong vô vọng. Trong khi đồng đội vẫn gặp nguy hiểm và lên bảng đếm số như thường. Vậy Thresh thì sao?

 

Tất nhiên khả năng bắt lẻ mục tiêu là có, khởi đầu bằng án tử sao đó kích hoạt lần nữa để lao đến con mồi. Không quên quăng lồng đèn về phía sau để đồng đội tiếp cận còn bản thân thì sử dụng lưỡi hái xoáy để tiếp tục khống chế mục tiêu. Thresh cũng có thể áp dụng những công cụ trên trong một giao tranh tổng hiệu quả bởi lưỡi hái xoáy và đóng hộp đều là những kĩ năng gây sát thương diện rộng.Thresh còn hơn Blitzcrank bởi khả năng bảo vệ đồng đội của mình với ¾ kĩ năng nghiêng về hỗ trợ.

Vậy nên nếu sức mạnh của Blitzcrank chỉ thiên về bắt lẻ thì Thresh lại đồng đều hơn. Bắt lẻ ổn, giao tranh tốt và hơn hết là việc bảo vệ được đồng minh cũng như đảm bảo được đồng minh nếu như trận chiến kéo dài. Do đó nếu xét trên toàn diện những kĩ năng và khả năng đóng góp cho trận đấu, Thresh nhỉnh hơn Blitzcrank một chút bởi khả năng xiềng xích có vẻ toàn diện hơn.

Tuy nhiên như đã nói, với bộ kĩ năng khá phức tạp, Thresh khó thuần thục hơn so với lối chơi có phần đơn giản của Blitzcrank. Và như vậy đồng nghĩa với việc Blitzcrank sẽ dễ dàng phát huy sức mạnh Thresh.

Suy cho cùng thì kẻ tám lạng người nửa cân, khi vị tướng nào cũng tồn tại những ưu nhược điểm khác nhau. Và vận dụng tướng nào phù hợp với lối chơi của mình mới là vấn đề quan trọng nhất hiện tại.

JBO 247