DOTA 2: Bách khoa toàn thư các hiệu ứng (P1)

Trong DOTA 2, hiệu ứng khống chế là một phần không thể thiếu trong những trận đấu. Hầu hết các vị tướng đều sở hữu cho mình một loại hiệu ứng khác nhau. Ta hãy cùng tìm hiểu về những loại hiệu ứng đang có trong trò chơi hiện tại nhé.

Stun (Choáng)

Stun là dạng hiệu ứng cơ bản nhất trong tất cả các hiệu ứng trạng thái. Trong khi bị choáng, đơn vị bị ảnh hưởng không thể làm gì được – không tấn công, tung kỹ năng, di chuyển và sử dụng trang bị (có một số ngoại lệ). Choáng cũng phá (và ngăn chặn) những kỹ năng và trang bị phải vận sức như Fiend’s Grip và Town Portal Scroll. Vì những điều ấy, choáng thường không kéo dài quá vài giây.

Tuy nhiên, choáng không vô hiệu hóa các kỹ năng bị động. Những hiệu ứng bị động có thể đến từ kỹ năng (Frost of Avenus hay Degen Aura) hoặc trang bị (Radiance, Drum of Endurande).

Choáng có thể được sử dụng theo nhiều cách như:

Ngăn chặn Town Portal Scroll và những kỹ năng vận sức nguy hiểm khác

Ngăn không cho kẻ địch trốn thoát

Cản sự truy đuổi của đối thủ

Dừng sự tấn công của đối phương

Mini-stun (Choáng ngắn)

Mini-stun là một dạng của Choáng. Như tên gọi của nó, loại này thường kéo dài không quá 0.1 giây. Vì vậy, hiệu ứng này thường được sử dụng để ngăn chặn các kỹ năng vận sức.

Kết quả hình ảnh cho stun in dota 2

Shackles

Shackles cũng là một dạng khác của choáng. Sự khác nhau giữa nó và choáng là Shackles cũng vô hiệu hóa người sử dụng theo một cách nào đó. Thông thường, nó yêu cầu người sử dụng phải vận sức khi mục tiêu đang bị choáng.

Ngoại trừ những hạng mục này, choáng trong DOTA 2 cũng chia làm 2 loại sử dụng: những kỹ năng định hướng và những kỹ năng chỉ định.

Những kỹ năng như Nightmare hay Dragon Tail ở dạng người là những kỹ năng chỉ định và không thể né được. Loại này thường yếu nhưng lại cho lợi thế khá lớn vì nó cho phép người sử dụng phản ứng ngay với một mối nguy hiểm.

Những kỹ năng như Sacred Arrow hay Boulder Smash cần thời gian để trúng đòn nên có thể né được. Tuy nhiên khi có một sự “thiết lập” hay một kỹ năng choáng khác ngăn chặn không cho kẻ địch né thì nó thật sự rất nguy hiểm.

Kết quả hình ảnh cho shackles effect in dota 2

Slow (Làm chậm)

Làm chậm là một trong những loại hiệu ứng khống chế phổ biến nhất trong DOTA 2. Có 2 loại làm chậm là giảm tốc độ di chuyển và giảm tốc độ đánh.

Làm hạn chế di chuyển

Hạn chế di chuyển làm giảm tốc độ di chuyển của một đơn vịtheo một phần trăm nhất định. Điều này có nghĩa là làm chậm sẽ hiệu quả hơn với những mục tiêu có tốc độ di chuyển cao hơn là những kẻ chậm chạp. Nhiều hiệu ứng làm chậm có thể cộng dồn với nhau nhưng không thể làm giảm quá 100

Công dụng của hạn chế di chuyển

Hạn chế di chuyển thường được sử dụng với 2 mục đích là không cho trốn thoát và ngăn cản truy đuổi của kẻ địch. Hạn chế di chuyển cũng ngăn chặn không cho kẻ địch xoay sở chính xác để sử dụng kỹ năng hay né kỹ năng định hướng. Hơn nữa, nó còn giúp cản kẻ địch không chạy trốn khỏi những khu vực nguy hiểm.

Giảm tốc độ đánh

Giảm tốc độ đánh làm chậm đi tốc độ ra đòn của 1 đơn vị một lượng nhất định. Cũng như hạn chế di chuyển, nó hiệu quả hơn với những kẻ có tốc độ đánh cao và kém hiệu quả hơn với những kẻ có tốc độ đánh khiêm tốn. Hiệu ứng này có thể cộng dồn nhưng không thể giảm quá 20.

Công dụng

Hạn chế tốc độ ra đòn là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn không cho đối phương gây sát thương lớn với những đòn đánh thường. Đơn giản thôi, chúng tấn công, bạn làm chậm chúng, chúng không đánh nhanh nữa, chúng gây ít sát thương hơn.

Kết quả hình ảnh cho slow effect in dota 2

Mục nhập này đã được đăng trong DOTA2. Đánh dấu trang permalink.